Bước 1 : Xây dựng nền thông gió kho lạnh .
Tùy theo kích thước kho lạnh đã được thống nhất từ trước mà xây dựng nền móng. Vị trí lắp đặt cũng là yếu tố bạn cần quan tâm. Trong quá trình sử dụng kho lạnh, nhiệt độ lạnh truyền qua hệ thống kết cấu cách nhiệt xuống nền đất sẽ đọng lại dạng giọt nước li ti. Thời gian sử dụng lâu sẽ đọng lại rất nhiều nước, phá vỡ hệ số dẫn nhiệt của panel cách nhiệt. Do vậy, trước khi lắp đặt cần xây dựng con lươn để tạo khoảng cách giữa nền kho với mặt đất. Một số tiêu chuẩn để xây dựng con lươn:
- Khoảng cách giữa các con lươn là 300mm.
- Chiều rộng và chiều cao mỗi con lươn là 100mm.
- Các con lươn xung quanh có chiều rộng là 200mm.
- Khe thoát hơi ở đầu là 50mm.
- Cân mặt phẳng cho tất cả các con lươn.
Bước 2 : Lắp đặt panel nền kho .
- Phần panel nền kho được lắp đặt bên trên nền thông gió kho lạnh . Các tấn panel kho lạnh được kết nối với nhau bằng ngàm và được phủ kín bàng silicon chuyên dụng .
- Những lưu ý khi lắp đặt các tấm panel:
- Luôn đảm bảo khe hở 2 gờ tole giữa 2 tấm panel từ 3 ~ 5mm.
- Các khóa camlock đều được siết chặt.
- Thường xuyên kiểm tra độ thẳng và vuông góc của các panel.
Bước 3 : Lắp đặt panel tường kho .
Cũng giống như lắp đặt nền kho lạnh, lắp đặt tường kho lạnh cũng diễn ra như vậy.
Bước 4 : Lắp đặt panel trần .
Trong điều kiện cho phép, có thể tiến hành lắp đặt song song cùng với tường kho lạnh.
Bước 5 : Lắp đặt đường ống .
Trong quá trình lắp đặt vỏ kho thì đồng thời cũng tiến hành lắp đặt đường ống. Các đường ống phải đi song song hoặc vuông góc với nhau, được cố định chặt trên các giá đỡ. Phải được bọc cách nhiệt bằng superlon hoặc đổ foam với độ dày đúng theo bản vẽ quy định, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bước 6 : Lắp đặt hệ thống dàn lạnh và cụm máy nén .
Những tiêu chuẩn để lắp đặt dàn lạnh và cụm máy nén:
- Phải lắp đặt theo đúng sơ đồ và bản vẽ thiết kế.
- Cum máy nén dàn ngưng, bơm nước, tháp giải nhiệt phải được lắp trên khung sắt hay móng bê tông cao từ 150mm trở lên. Khung hay móng bê tông phải bằng phẳng và phải có rãnh thoát nước.
- Đối với dàn ngưng giải nhiệt gió hay tháp giải nhiệt phải đặt cách tường tối thiểu 200mm.
- Đối với dàn ngưng giải nhiệt nước khi lắp đặt ở hai đầu dàn ngưng phải cách tường tối thiểu là 500mm.
- Máy nén nên đặt thấp hơn dàn lạnh.
- Các đường ống nước giải nhiệt hay ống nước lạnh lắp đặt sao cho không tạo thành các bẩy hơi.
- Đường ống xả nước dàn lạnh nằm trong kho phải đảm bảo độ dốc lớn hơn 15%.
- Bước 7 : Lắp vỏ kho .
Quá trình lắp đặt vỏ kho lạnh có thể lắp song song cùng với lắp đặt hệ thống dàn lạnh và cụm máy nén. Tiếp tục lắp đặt cho đến khi xong phần vỏ kho lạnh.
Bước 8 : Cắt cửa kho lạnh .
Tiến hành cắt cửa kho lạnh theo bản thiết kế đã thống nhất với khách hàng .
Bước 9 : Lắp đặt cửa kho .
Có 2 loại cửa chính là: cửa mở và cửa trượt. Tùy thuộc vào không gian lắp đặt và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn loại cửa cho phù hợp.
Lưu ý khi lắp đặt cửa kho:
Đối với cửa mở, đảm bảo khóa bản lề phải chắc chắn. Đóng – mở nhẹ nhàng, thoải mái.Điện trở sưởi phải luôn hoạt động khi vận hành kho lạnh.
Joint lạnh phải kín, không làm thoát hơi ra bên ngoài.
Bước 10 : Lắp đặt V nhôm góc trong , góc ngoài kho lạnh.
Phụ kiện V nhôm được lắp đặt chuẩn xác, kỹ càng để tăng độ vững chắc và thẩm mỹ cho kho. Hạn chế tối đa lọt ẩm qua các khe góc của tường và nền kho lạnh.
Bước 11 : Lắp đặt tủ điều khiển .
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện kho lạnh. Tủ điều khiển sẽ kết nối hệ thống điện điều khiển cùng hệ thống động lực của kho lạnh để cụm máy cùng dàn lạnh hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện nhất.