Header Ads

  Kho lạnh là một kho chứa được thiết kế và thi công bao gồm các hệ thống làm lạnh , cấp đông dùng để bảo quản , lưu trữ hàng hóa , sản phẩm một cách tốt nhất . Ngày nay do nhu cầu nhu cầu sản xuất các mặt hàng tăng cao nên việc sử dụng kho lạnh ngày càng trở nên phổ biến . 

Vậy chi phí đầu tư kho lạnh bao nhiêu là đủ ? Đây là câu hỏi hầu hết những ai đang có ý định làm kho lạnh quan tâm . Biển Bạc mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi . 

1. Ứng dụng của kho lạnh.

Nhờ vào những ưu điểm và tính năng bảo quản sản phẩm vượt trội mà ngày nay kho lạnh được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như:

  • Ngành công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm
  • Trong công nghiệp nặng
  • Trong y tế như bảo quản vacxin, dược phẩm,…
  • Trong công nghiệp hoá chất
  • Trong lĩnh vực điều hoà không khí
  • Công nghiệp chế tạo.

Tại sao cần thi công kho lạnh bằng panel ? 

Kho lạnh cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về khả năng cách nhiệt, chống cháy và tuổi thọ cao, mang đến hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư. Do vậy, tấm panel cách nhiệt được lựa chọn để thi công kho lạnh. Đây được coi là vật liệu tân tiến nhất hiện nay và được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp lớn nhỏ.

Trên thị trường có rất nhiều loại panel dùng để thi công kho lạnh như:panel EPS, panel Pu , panel bông  thủy tinh , ....Tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi công trình mà chủ đầu tư nên lựa chọn loại panel kho lạnh phù hợp nhất. Đảm bảo được hiệu quả sử dụng và giúp tiết kiệm tối đa chi phí thi công kho lạnh.

Vậy thi công kho lạnh mang lại lợi ich gì ? Dưới đây là một số ưu điểm được khách hàng đánh giá cao khi sử dụng kho lạnh :

  • Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện: Với số lượng sản phẩm lớn cần bảo quản, so với dùng tủ lạnh để bảo quản thì việc lắp đặt kho lạnh sẽ tiết kiệm phần lớn điện năng cho chủ đầu tư.
  • Dễ sắp xếp hàng hóa, tháo dỡ và vệ sinh: không gian kho lạnh rộng rãi để người dùng có thể dễ sắp xếp hàng hóa, dễ tháo dỡ để vệ sinh và an toàn cho người sử dụng.
  • Lưu trữ hàng hóa số lượng lớn: kho lạnh thường có quy mô lớn. Do vậy có khả năng lưu trữ nhiều hàng hóa.
  • Bảo quản sản phẩm trong lâu dài.
  • Nhiệt độ có thể tùy chỉnh để thích hợp cho từng sản phẩm

2, Quy trình thi công kho lạnh chuyên nghiệp tại Biển Bạc . 

Dưới đây là quy trình thi công kho lạnh chuyên nghiệp do Biển Bạc cung cấp để khách hàng tham khảo : 

Bước 1 : Lựa chọn đơn vị thi công .

Để thi công 1 kho lạnh chuyên nghiệp, chủ đầu tư cần tìm đến đơn vị thi công uy tín. Với chi phí thi công hợp lí và có chế độ bảo hành lâu dài.

Bước 2 : Đơn vị thi công tiến hành khảo sát và đưa ra bản vẽ chi tiết . 

Sau khi kí kết hợp đồng, đơn vị thi công sẽ cử kỹ sư xuống khảo sát địa hình sau đó đưa ra bản vẽ chi tiết cho kho lạnh.

Dựa theo yêu cầu của khách hàng, đơn vị thi công sẽ lựa chọn nguyên vật liệu sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của kho lạnh và chi phí khách hàng muốn đầu tư.

Bước 3 : Tiến hành lắp đặt kho lạnh .


Đầu tiên, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành đo đạc, đánh dấu các điểm. Tiếp theo đó sẽ lắp vách ngoài, trần kho lạnh. Cuối cùng là lắp hệ thống làm lạnh trong kho và cài đặt thông số sao cho phù hợp với mục đích sử dụng kho lạnh.

Bước 4 : Tiến hành nghiệm thu khách hàng. 

Kho lạnh đã được lắp đặt hoàn thiện sẽ được nghiệm thu và đi vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, kho lạnh có vấn đề gì sẽ được đơn vị thi công bảo hành. Thông thường, thời gian bảo hành khoảng 2 năm, phụ thuộc vào từng đơn vị thi công.

3,Chi phí đầu tư kho lạnh bao nhiêu là đủ ? 

Để xác định tương đối chính xác chi phí làm kho lạnh, chúng ta cần xây dựng bảng dự toán chi tiết.

Ngoài các chi phí kho lạnh trực tiếp khi mua, chúng ta vẫn cần tính toán một cách đầy đủ các chi phí xây dựng kho lạnh như: Nhà kho lưu trữ, hệ thống cung cấp điện, các điều kiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập kho.

Dưới đây là thống kê một số hạng mục cần đưa vào dự đoán chi phí làm kho lạnh : 

  • Chi phí thiết kế kho lạnh (nếu có)
  • Chi phí nguyên vật liệu, kết cấu, tấm cách nhiệt, vật liệu bảo ôn, foarm,…
  • Chi phí cho hệ thống máy làm lạnh
  • Chi phí lắp ráp và hoàn thiện
  • Chi phí vận chuyển đến địa chỉ lắp đặt
  • Chi phí nhân công lắp đặt
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành,….

Mới hơn Cũ hơn